$%^$%$Chào Mừng Bạn Đến Với Diễn Đàn Lớp CTH6^$%^$%^
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

$%^$%$Chào Mừng Bạn Đến Với Diễn Đàn Lớp CTH6^$%^$%^

Cao đẳng Truyền Hình - Đài Truyền Hình Việt Nam
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Học Phần 2

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 24
Join date : 22/12/2010
Age : 34
Đến từ : Hà Nội

Học Phần 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Học Phần 2   Học Phần 2 I_icon_minitimeSat Sep 17, 2011 12:59 am

Bài 8
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẤU TRANH PHÒNG
CHỐNG TỘI PHẠM VÀ TỆ NẠN XÃ HỘI
I - NỘI DUNG
1. Những vấn đề cơ bản về phòng chống tội phạm
a) Khái niệm phòng chống tội phạm
Phòng chống tội phạm là việc các cơ quan của nhà nước, các tổ chức xã
hội và công dân bằng nhiều biện pháp nhằm khắc phục những nguyên nhân, điều
kiện của tình trạng phạm tội nhằm ngăn chặn, hạn chế và làm giảm từng bước,
tiến tới loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội.
- Phòng ngừa tội phạm là phương hướng chính là tư tưởng chỉ đạo trong
công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, phòng ngừa không để tội phạm xảy ra,
thể hiện bản chất nhân đạo của chế độ XHCN.
- Phòng ngừa mang ý nghĩa chính trị sâu sắc, làm tốt công tác phòng ngừa
giúp giữ vững an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của xã hội,
tính mạng, sức khỏe, danh dự, phẩm giá của mọi người dân.
- Làm tốt công tác phòng ngừa tội phạm mang ý nghĩa kinh tế sâu sắc, tiết
kiệm ngân sách nhà nước, sức lao động của các nhân viên nhà nước, của công dân
trong các hoạt động điều tra truy tố xét xử và giáo dục cải tạo người phạm tội,
cũng như trong việc giải quyết cá vấn đề có liên quan đến tội phạm.
Phòng chống tội được tiến hành theo hai hướng cơ bản sau :
+ Hướng thứ nhất : Phát hiện, khắc phục, hạn chế và đi đến thủ tiêu các
hiện tượng xã hội tiêu cực là những nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm
tội và phạm tội cụ thể. Đây là hướng mang tính cơ bản, chiến lược và lâu dài.
+ Hướng thứ hai : Hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả, tác hại khi tội
phạm xảy ra. Đây cũng là hướng quan trọng không thể xem nhẹ, bởi trong thực tế
những nguyên nhân, điều kiện phát sinh, phát triển tội phạm vẫn tồn tại, hoạt
động phòng ngừa tội phạm còn bộc lộ nhiều khiếm khuyết nên tội phạm vẫn xảy
ra. Hướng này đòi hỏi các cơ quan chức năng phối hợp kịp thời phát hiện, điều
tra, truy tố, xét xử tội phạm, cải tạo người có tội thành người công dân lương
thiện.
92
- Phòng chống tội phạm mang tính đồng bộ, hệ thống có sự phối kết hợp
chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và các công dân.
Mục đích của công tác phòng ngừa tôi phạm là khắc phục, thủ tiêu các
nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm tội nhằm ngăn chặn, hạn chế, làm
giảm từng bươc tiến tới loại trừ tội phạm này ra khỏi đời sống xã hội.
b) Nội dung nhiệm vụ hoạt động phòng chống tội phạm
- Nghiên cứu, xác định rõ các nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm
tội.
Để phòng ngừa có hiệu quả tội phạm đòi hỏi các cơ quan chức năng phải
xác định chính xác những nguyên nhân, điều kiện của tội phạm xây dựng chiến
lược phòng ngừa phù hợp.
Những nguyên nhân, điều kiện của tội phạm hiện nay bao gồm :
+ Sự tác động bởi những mật trái của nền kinh tế thị trường. Nền kinh tế
thị trường, bên cạnh những mặt ưu điểm cũng bộc lộ nhiều mặt trái trở thành
những nguyên nhân làm phát sinh tội phạm, đó là :
. Mặt trái nền kinh tế thị trường hình thành lối sống hưởng thụ xa hoa, trụy
lạc của một bộ phận người trong xã hội.
. Tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường đã làm xuống cấp nhiều mặt
về văn hoá, đạo đức, lối sống làm mất đi truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc.
. Nền kinh tế thị trường đẩy mạnh tốc độ phân tầng xã hội, tạo ra sự phân
hoá giàu nghèo sâu sắc, một bộ phận giàu lên nhanh chóng trong đó có một số
người làm giàu bất chính từ đó dẫn đến phạm tội, mặt khác không ít người không
có tư liệu sản xuất phải ra thành phố, thị xã làm thuê kiếm sống bị tác động bởi
những hiện tượng tiêu cực dễ dẫn đến phạm tội.
+ Tác động trực tiếp, toàn diện của những hiện tượng xã hội tiêu cực do
chế độ cũ đẻ lại.
+ Hậu quả của chế độ thực dân, đế quốc cùng với chiến tranh kéo dài trong
nhiều __________năm đã phá hoại cơ sở vật chất, hình thành lối sống hưởng thụ, tư tưởng
tham lam, ích kỉ, sa đọa trụy lạc trong một bộ phận nhân dân.
+ Sự thâm nhập ảnh hưởng của tội phạm, tệ nạn xã hội của các quốc gia
khác.
+ Những sơ hở, thiếu sót trong các mặt công tác quản lí của nhà nuớc, các
cấp, các nghành bao gồm: Sơ hở thiếu sót trong quản lí con người, quản lí văn
hoá, quản lí nghề nghiệp kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự ...
93
+ Những thiếu sót trong giáo dục đạo đức, lối sống, nâng cao trình độ văn
hoá của người dân.
+ Hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, việc thực thi pháp luật kém hiệu
quả, một số chính sách về kinh tế, xã hội chậm đổi mới tạo sơ hở cho tội phạm
hoạt động phát triển. Đặc biệt là pháp luật về phòng ngừa tội phạm còn thiếu, sự
chưa tương thích của pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế và pháp luật của
các nước trong khu vực cũng là một kẽ hở cho tội phạm lợi dụng hoạt động. Sự
chậm đổi mới chủ trương chính sách về kinh tế xã hội và pháp luật đã bộc lộ
những sơ hở khiến cho một số đối tượng lợi dụng để hoạt động phạm tội.
+ Công tác đấu tranh chống tội phạm của các cơ quan chức năng nói chung
và của nghành công an nói rêng còn bộc lộ nhiều yếu kém, thiếu sót ; thể hiện trên
các mặt :
. trình độ nghiệp vụ, pháp luật của một bộ phận cán bộ chưa đáp ứng yêu
cầu thực tiễn dẫn đến hữu khuynh né tránh, thậm chí có một số cán bộ biến chất
tiếp tay cho tội phạm, buông lỏng công tác đáu tranh trấn áp tội phạm.
. Mối quan hệ giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật chưa thực sự đồng bộ,
thiếu thống nhất trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử tội phạm, giáo dục, cải tạo
phạm nhân. Hoạt động trao đổi thông tin giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật còn
chưa tốt.
. Số vụ phát hiện, điều tra ít hơn so với thực tế tội phạm ẩn còn nhiều.
. Hoạt động điều tra, xử lí tội phạm chưa kịp thời, hiệu quả chưa cao, xử lí
chưa nghiêm minh.
. Hệ thống tổ chức bộ máy, phân công chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ
quan bảo vệ pháp luật và trong nội bộ từng cơ quan chưa thực sự khoa học, hiệu
quả vân hành chưa cao.
+ Công tác quản lí nhà nước về an ninh trật tự còn bộc lộ nhiều sơ hở. Công
tác giáo dục cải tạo chưa xoá được tư tưởng phạm tội của các đối tượng, số đối
tượng trở lại phạm tội còn nhiều.
+ Phong trào quần chúng tham gia đấu tranh chống tội phạm ở một số nơi
chưa thực sự mạnh mẽ, chưa hiệu quả. Chưa phát huy được sức mạnh của quần
chúng trong công tác giáo dục, cải tạo và tái hoà nhập cộng đồng cho người phạm
tội.
- Nghiên cứu, soạn thảo đề ra các chủ trương, giải pháp, biện pháp thích hợp
nhằm từng bước xoá bỏ nguyên nhân, điều kiện của tội phạm
94
Tuỳ thuộc vào nguyên nhân, điều kiện cụ thể của tình trạng phạm tội trên các
lĩnh vực để soạn thảo đề xuất các biện pháp đấu tranh xóa bỏ nguyên nhân điều
kiện của tội phạm cho phù hợp, bao gồm :
+ Các biện pháp phát triển kinh tế.
+ Các giải pháp vè hoàn hệ thống pháp luật.
+ Phòng ngừa tội phạm kết hợp với thực hiện các chính sách xã hội phù hợp
với các địa phương cụ thể.
+ Nhà nước phải xây dựng chương trình quốc gia phòng chống tội phạm nói
chung, đảm bảo các yêu cầu, nội dung sau:
Xác định rõ mục tiêu, yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm.
Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội, sử dụng đồng bộ hệ thống, các
biện pháp phòng ngừa, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cấp, các ngành,
của công dân.
+ Mỗi cấp, mỗi ngành phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình để xây
dựng và tổ chức chương trình hành động cụ thể phòng chống tội phạm
+ Mỗi công dân phải nhận thức rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong
công tác phòng ngừa tội phạm.
+ Nhà nước, chính quyền các cấp phải thường xuyên kiểm tra, tạo điều kiện
về vật chất và tinh thần nhằm duy trì và đẩy mạnh công tác phòng chống tội
phạm.
- Tổ chức tiến hành các hoạt động phòng ngừa tội phạm
Các cấp, các ngành các tổ chức xã hội căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ cụ
thể của mình để xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động phòng ngừa tội
phạm.
- Chính quyền các cấp tổ chức triển khai thực hiện chương trình phòng ngừa
tội phạm nhằm khắc phục nguyên nhân, điều kiện của tội phạm ở mỗi cấp (Trung
ương, tỉnh, thành phố, quận huyện, xã phường).
- Các bộ ngành triển khai chương trình phòng ngừa tội phạm nhằm khấc
phục những nguyên nhân, điều kiện của tội phạm có liên quan đến hoạt động của
mình.
- Từng hộ gia đình, mỗi cá nhân trực tiếp tham gia hoạt động phòng ngừa
tội phạm.
- Tổ chức tiến hành các hoạt động phát hiện, điều tra, xử lí tội phạm
95
Các cơ quan chức năng có nhiệm vụ tiến hành phát hiện, điều tra, xử lí tội
phạm theo quy định của pháp luật có trách nhiệm: Chủ động phối kết hợp với các
lực lượng có liên quan kịp thời phát hiện các thông tin về tội phạm và có liên
quan đến tội phạm ; tổ chức điều tra làm rõ các hành vi phạm tội, con người kẻ
phạm tội, làm rõ những vấn đề cần chứng minh theo yêu cầu của pháp luật, phục
vụ xử lí tội phạm ; các cơ quan truy tố , xét xử cần căn cứ vào tính chất, mức độ
hành vi phạm tội để xử lí đúng người , đúng tội, đúng pháp luật, đảm bảo tính
nghiêm minh của pháp luật, không để lọt người phạm tội, không làm oan người
vô tội.
c) Chủ thể và những nguyên tắc tổ chức hoạt động phòng chống tội
phạm
- Chủ thể hoạt động phòng chống tội phạm
+ Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp
Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp tiến hành phòng ngừa tội phạm trên
các phương diện sau:
Chủ động, kịp thời ban hành các đạo luật, nghị quyết, các văn bản pháp lí
về phòng chống tội phạm, từng bước hoàn thiện pháp luật, làm cơ sở cho các cơ
quan Nhà nước, tổ chức xã hội, mỗi công dân làm tốt công tác phòng chống tội
phạm:
Thành lập các uỷ ban, các tiểu ban giúp cho Quốc hội soạn thảo ban hành
các văn bản pháp luật có liên quan đến công tác đấu tranh chống tội phạm nói
chung ( uỷ ban sửa đổi Hiến pháp, pháp luật, Uỷ ban quốc phòng an ninh)
Giám sát chặt chẽ việc tuân thủ pháp luật trong công tác đấu tranh phòng
chống tội phạm nói riêng của các cơ quan chức năng, các tổ chức xã hội
Hội đồng nhân dân địa phương ra các Nghị Quyết về phòng chống tội phạm
ở địa phương mình.
+ Chính phủ và uỷ ban nhân dân các cấp trong phòng chống tội phạm là
quản lí, điều hành, phối hợp, đảm bảo các điều kiện cần thiết, thể hiện :
Cụ thể hoá các chỉ thị, nghị quyết của Đảng thành những văn bản pháp quy
hướng dẫn, tổ chức các lực lượng phòng chống tội phạm.
Sử dụng các cơ quan chuyên trách của chính phủ tiến hành hoạt động
phòng chống tội phạm : Công an, toà án, viện kiểm sát.
Phối hợp tiến hành đồng bộ hoạt động giữa các chủ thể khác nhau thuộc
cấp mình quản lí theo kế hoạch thống nhất.
96
đảm bảo các điều kiện vạt chất cho hoạt động phòng chống tội phạm : Ngân
sách, phương tiện, điều kiện làm việc.
Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ và phối hợp điều chỉnh hoạt
động phòng chống tội phạm đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Đề ra các biện pháp nhằm
động viên, huy động của toàn xã hội tham gia hoạt động phòng chống tội phạm :
Nhân rộng các điển hình tiên tiến.
+ Các cơ quan quản lí kinh tế, văn hoá, giáo dục, dịch vụ, du lịch, trong
phạm vi tổ chức hoạt động chuyên môn.
Phát hiện những nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh phát triển tội phạm
thuộc lĩnh vực mình quản lí.
Đề ra những quy định thích hợp, tham mưu cho nhà nước ban hành các chủ
trương, chính sách đúng đắn góp phần khắc phục những nguyên nhân, điều kiện
của tội phạm.
Xây dựng và tổ chức thực hiện các phương án phòng ngừa tội phạm trong
phạm vi cơ quan có hiệu quả.
Phối hợp với chính quyền các cấp, làm tốt __________công tác phòng chống trong nội
bộ, ngoài xã hội theo chương trình chung của chính phủ.
+ Các tổ chức xã hội, các tổ chức quần chúng tự quản
Các tổ chức đoàn thể trên giữ vị trí vô cùng quan trọng trong công tác đấu
tranh phòng chống tội phạm cụ thể :
Phối hợp, hỗ trợ chính quyền địa phương, các cơ quan chuyên môn soạn
thảo, tham gia kế hoạch phòng ngừa tội phạm.
Tuyên truyền cho hội viên thấy được tính chất, thủ đoạn hoạt động của tội
phạm nâng cao ý thức cảnh giác.
Trực tiếp huy động các hội viên tham gia chương trình phòng chống tội
phạm nói chung của chính phủ trong phạm vi địa phương, nội bộ hiệp hội của
mình.
+ Các cơ quan bảo vệ bảo vệ pháp luật : Công an, Toà án, Viện kiểm sát.
Nghiên cứu, phân tích tình trạng phạm tội, xác định chính xác các nguyên
nhân, điều kiện của tội phạm, soạn thảo đề xuất các biện pháp phòng chống thích
hợp.
Sử dụng các biện pháp luật định và các biện pháp nghiệp vụ chuyên môn
theo chức năng, trực tiếp tiến hành các hoạt động phòng ngừa tội phạm.
97
Đối với lực lượng công an: phải trực tiếp tổ chức, triển khai các hoạt động
phòng ngừa tội phạm theo hai hướng : Tham gia phòng ngừa xã hội (phòng ngừa
chung) và trực tiếp tiến hành toàn diện hoạt động phòng ngừa nghiệp vụ, điều tra
tội phạm.
Viện kiểm sát : Kiểm soát việc tuân theo pháp luật đối với các hoạt động
điều tra, xét xử, thi hành án, giam giữ, giáo dục, cải tạo phạm nhân, giữ quyền
công tố.
Toàn án các cấp : Thông qua hoạt động xét xử các vụ án đảm công minh,
đúng pháp luật ; phát hiện những nguyên nhân, điều kiện của tội phạm để Chính
Phủ, các nghành, các cấp kịp thời có biện pháp ngăn chặn, loại trừ.
Bộ tư pháp trực tiếp tham gia xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật
liên quan đến công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm, khắc phục những sơ hở
thiếu sót là nguyên nhân, điêu kiện của tội phạm.
+ Công dân
Thực hiện tốt các quyền, nghĩa vụ của công dân đã được quy định trong
Hiến pháp, tích cực tham gia hoạt động phòng ngừa tội phạm.
Tích cực, chủ động phát hiện mọi hoạt động của tội phạm và thông báo cho
các cơ quan chức năng.
Tham gia nhiệt tình vào công tác giáo dục, cảm hóa các đối tượng có liên
quan đến hoạt động phạm tội tại cộng đồng dân cư.
Phối hợp tham gia, giúp đỡ các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội thực hiện
tốt chương trình “ Quốc gia phòng chống tội phạm”. Thực hiện tốt các phong trào
: “ Toàn dân tham gia phòng chống tội phạm, tố giác tội phạm, cảm hóa giáo dục
người tội phạm tại gia đình và cộng đồng dân cư”, làm tốt công tác tái hoà nhập
cộng đồng cho người phạm tội khi trở về địa phương.
Trực tiếp làm tốt công tác phòng ngừa tội phạm ngay trong phạm vi gia
đình (quản lí, giáo dục các thành viên trong gia đình).
- Nguyên tắc tổ chức hoạt động phòng chống tội phạm. nhà nước quản lí ;
kết hợp giữa chủ động phòng ngừa với chủ dông liên tục tiến công ; tuân thủ pháp
luật ; phối hợp và cụ thể ; dân chủ ; nhân đạo ; khoa học và tiến bộ.
d) Phân loại các biện pháp phòng ngừa tội phạm
Hệ thống các biện pháp phòng ngừa tội phạm được xác định ở hai mức độ
khác nhau : Phòng ngừa chung (phòng ngừa xã hội) và phòng chống riêng
(chuyên môn).
98
- Phòng ngừa chung là tổng hợp tát cả các biện pháp về chính trị, kinh tế,
văn hoá, pháp luật, giáo dục.
Đây là quá trình toàn xã hội phải tham gia nhằm khắc phục những sơ hở ,
thiếu sót là nguyên nhân, điều kiện phát sinh, phát triển của tội phạm.
- Phòng chống riêng (phòng và chống của lĩnh vực chuyên môn) là việc áp
dụng các biện pháp mang tính đặc trưng, chuyên môn của từng ngành, từng lực
lượng, trong đó có hoạt động của cơ quan công an với vai trò nòng cốt, xung kích
Khi nghiên cứu các biện pháp phòng chống tội phạm có thể phân loại thành
các hệ thống biện pháp phòng chống như sau:
- Theo nội dung tác động của phòng ngừa tội phạm : Biện pháp kinh tế ,
biện pháp giáo dục , biện pháp tổ chức , biện pháp pháp luật;
- Theo phạm vi, quy mô tác động của biện pháp phòng chống tội phạm : Có
các biện pháp trong một tỉnh, một thành phố, trên phạm vi cả quốc gia.
- Theo phạm vi các lĩnh vực hoạt động của Nhà nước, xã hội, như : Phòng
ngừa trong các khu vực : kinh tế , tuyến giao thông trọng điểm.
- Theo phạm vi đối tượng tác động của biện pháp phòng chống tội phạm:
+ Các biện pháp phòng chống tội phạm nói chung trong cả nước : Kinh tế,
chính trị giáo dục.
+ Biện pháp phòng chống cá biệt : Đối với từng đối tượng phạm tội cụ thể.
- Theo chủ thể hoạt động phòng chống tội phạm:
+ Biện pháp của các cơ quan trực tiếp chỉ đạo và thực hiện chuyên môn
phòng chống tội phạm : Công an, viện kiểm soát, Toà án
+ Biện pháp của các tổ chức xã hội : Đoàn thanh niên, hội phụ nữ
+ Biện pháp của công dân
e) Phòng chống tội phạm trong nhà trường
- Trách nhiệm của nhà trường
Thực hiện đầy đủ chương trình phòng chống tội phạm về tệ nạn xã hội trong
nhà trường, tuyên truyền giáo dục các chương trình quốc gia phòng chống tội
phạm để cho sinh viên thấy được trách nhiệm của mình, của nhà trường trong đấu
tranh phòng chống tội phạm, từ đó tự giác tham gia.
Xây dựng nhà trường trong sạch, lành mạnh không có các hiện tượng tiêu
cực, tệ nạn xã hội và tội phạm, xây dựng quy chế quản lí sinh viên, quản lí kí túc
99
xá, các tổ chức tự quản, tổ thanh niên xung kích để tuần tra kiểm soát trong khu
vực nhà trường.
+ Tổ chức cho sinh viên tham gia kí kết không tham gia tệ nạn xã hội, không
có hành vi hoạt động phạm tội. Tổ chức cho sinh viên tham gia các cuộc thi tìm
hiểu về pháp luật hình sự, phòng chống tệ nạn xã hội.
+ Phát động trong các phong trào nhà trường hưởng ứng các cuộc vận động
toàn dân tham gia phòng chống tội phạm với nội dung, hình thức phù hợp với
điều kiện, hoàn cảnh nhà trường.
+ Phối hợp với lực lượng công an cơ sở trong rà soát phát hiện, cung cấp
thông tin số sinh viên có biểu hiện nghi vấn, hoạt động phạm tội đẻ có biện pháp
quản lí, giáo dục ; đấu tranh xoá bỏ các tụ điểm hoạt động tệ nạn xã hội ở khu vực
quanh trường.
- Trách nhiệm của sinh viên
+ Không ngừng học tập nâng cao kiến thức, ý thức pháp luật và nội dung cơ
bản nhất về phòng ngừa tội. Tuyên truyền phổ biến pháp luạt cho mọi người.
Chấp hành nghiêm chỉnh những nội qui, qui định của nhà trường trong lĩnh vực
học tập, sinh hoạt tập thể.
+ Trực tiếp tham gia các hoạt động phòng ngừa tội phạm, tham gia vào các
tổ chức thanh niên xung kích tiến hành tuần tra, kiểm soát bảo vệ an ninh trật tự
trong khu vực trường, lớp : phát hiện các hiện tượng các tiêu cực có thể nảy sinh
trong trường, lớp : các quan hệ nam nữ không lành mạnh, các hành vi nghi vấn
nghiện ma túy, cờ bạc, chơi lô đề, cá cược bóng đá, ... Có thể dẫn đến tội phạm.
+ Khi có vụ phạm tội xảy ra trong khu vực nhà trường lớp phát hiện và cung
cấp cho các cơ quan chức năng những thông tin có liên quan đến vụ việc phạm
tội, người phạm tội ; tùy theo từng điều kiện của mỗi người mà có thể tham gia
công tác, giúp đỡ lực lượng công an một cách công khai hay bí mật.
2. Công tác phòng chống tệ nạn xã hội
a) Khái niệm, mục đích công tác phòng chống tệ nạn xã hội và đặc điẻm
đối tượng hoạt động tệ nạn xã hội
- Khái niệm về tệ nạn xã hội : Tệ nạn xã hội là một hiện tượng xã hội tiêu
cực, có tính phổ biến, biểu hiện bằng những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi
phạm đạo đức và gây ra hậu quả nghiêm trọng trong đời sống cộng đồng. Tệ nạn
xã hội là những hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực xã hội, như :
+ Thói hư, tật xấu
100
+ Phong tục tập quán cổ hủ, lạc hậu
+ Nếp sống sa đoạ trụy lạc, mê tín đồng bóng, bói toán, ...
Bản chất của tệ nạn xã hội là xấu xa, trái với nếp sống văn minh, trái với đạo
dức, bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa. Tệ nạn xã hội là biểu hiện cụ thể của
lối sống thực dụng, coi thường các chuẩn mực đạo đức, xã hội và pháp luật, làm
xói mòn các giá trị đạo đức truyền thống, thuần phong mĩ tục của dân tộc, phá vỡ
tình cảm, hạnh phúc gia đình, phá hoại nhân cách, phẩm giá con người, ảnh
hưởng đến kinh tế, sức khỏe, năng suất lao động, làm băng hoại giống nòi dân tộc,
... là con đường dẫn đến tội phạm.
- Mục đích công tác phòng chống tệ nạn xã hội
+ Ngăn ngừa chặn đứng không để cho tệ nạn xã hội phát sinh, phát triển,
lan rộng trên địa bàn.
+ Từng bước xóa bỏ dần những nguyên nhân điều kiện của tệ nạn xã hội,
góp phần xây dựng đời sống văn hoá lành mạnh, bảo vệ thuần phong mỹ tục của
dân tộc.
+ Phát hiện, đấu tranh, xử lí nghiêm minh những hành vi hoạt động tệ nạn
xã hội góp phần giữ vững an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
- Đặc điểm của tệ nạn xã hội
+ Có tính lây lan nhanh chóng trong xã hội.
+ Tồn tại và phát triển nhiều dưới mọi hình thức, đối tượng tham gia rất đa
dạng và phức tạp về thành phần.
+ Các đối tượng hoạt động có nhiều phương thức ; thủ đoạn tinh vi để đối
phó với lực lượng chức năng và che mắt quần chúng nhân dân thường cấu kết với
nhau thành đương dây ổ nhóm.
+ Tội phạm xã hội thường có quan hệ chặt chẽ với tội phạm hình sự, các
hiện tượng tiêu cực xã hội khác và có sự chuyển hóa lẫn nhau.
+ Địa bàn tập trung hoạt động thường là những nơi tập trung đông người,
các khu công nghiệp, khu du lịch, những nơi trình độ quần chúng nhân dân còn
lạc hậu thấp kém và công tác quản lí xã hội còn nhiều sơ hở thiếu sót.
- Công tác phòng chống tệ nạn xã hội
Công tác phòng chống tệ nạn xã hội là quá trình Nhà Nước cùng các
nghành, các cấp các đoàn thể tổ chức xã hội và mọi công dân (trong đó lực lượng
101
công an là nòng cốt) tiến hành đồng bộ các biện pháp nhằm phát hiện, ngăn chặn,
loại trừ các tệ nạn xã hội.
Đấu tranh loại trừ tệ nạn ra khỏi đời sống xã đòi hỏi phải có sự tham gia
của các cấp, các ngành, của toàn thể xã hội. Trong đó, lực lượng cơ sỏ có một vai
trò, vụ trí rất quan trọng. Đây là lực lượng chủ công, nòng cốt tuyên truyền,
hướng dẫn quần chúng nhân dân và trực tiếp thực hiện các chủ trương, chính sách
của Đảng và Nhà nước, các biện pháp theo chức năng, nhiệm vụ của mình để
phòng chống tệ nạn xã hội trên địa bàn.
b) Chủ trương, quan điểm và các quy định của pháp luật về phòng chống
tệ nạn xã hội
- Chủ trương quan điểm
Nghiêm cấm mọi hình thức hoạt đông tệ nạn xã hội , xử lí thích đáng những
tên hoạt động chuyên nghiệp, hoạt động có ổ nhóm, những tên cầm đầu hoặc tổ
chức lôi kéo người khác đi vào con đường hoạt động tệ nạn xã hội. Chủ động
phòng ngừa ngăn chặn không để tệ nạn xã hội lây lan phát triển gây tác hại đến
đời sống nhân dân và trật tự xã hội. Giáo dục cải tạo những người mắc tệ nạn xã
hội làm cho họ trở thành những công dân có ích cho xã hội.
Quan điểm trên được thể hiện trên các mặt cụ thể sau:
+ Phòng ngừa là cơ bản, lồng ghép và kết hợp chặt chẽ công tác phòng
chống tệ nạn xã hội với các chương trình phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội ở địa
phương.
Đây là phương huớng cơ bản nhất, vừa thể hiện tính ưu việt của chế độ xã
hội chủ nghĩa, mang ý nghĩa kinh tế, vừa phù hợp với đạo đức, phong tục tập
quán của dân tộc.
Để có thể giải quyết, bài trừ tệ nạn xã hội đòi hỏi phải khắc phục từng bước
những yếu kém, tồn tại của nền kinh tế xã hội, phải thực hiện đồng bộ các chính
sách phát triển kinh tế, văn hoá ,xã hội, lồng ghép, gắn kết công tác phòng chống
tệ nạn xã hội với các chương trình phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội ở địa
phương như chính sách về lao động, việc làm, nâng cao đời sống vật chất cho
nhân dân, các chính sách về văn hoá, giáo dục nhằm điều chỉnh việc xây dựng các
chuẩn mực xã hội và định hướng giá trị xã hội lành mạnh, phát huy và kế thừa
các phẩm đạo đức truyền thống tốt đẹp. Đẩy mạnh chương trình “ xoá đói giảm
nghèo”, “ toàn dân đoàn kết xây dựng dời sống văn hóa ở khu dân cư”, nhằm từng
bươc ngăn chặn, loại trừ, xoá bỏ tệ nạn xã hội trên địa bàn.
102
+ Công tác phòng chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của toàn xã hội, phải
được triển khai toàn bộ ở cá cấp, các nghành, trong đó lấy phòng chống từ gia
đình, cơ quan, đơn vị, trường học làm cơ sở.
Trong công tác đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội thì chính quyền, các cơ
quan, tổ chức, đoàn thể ở cơ sở và gia đình giữ một vai trò quan trọng. Đây là một
lực lượng trực tiếp thực hiện, biến những chủ trương, chính sách, qui định của
Đảng và Nhà nước về phòng chống tệ nạn xã hội thành hiện thực. Là nơi thực
hiện các cuộc vận động của Đảng và Nhà nước và xây dựng về xây dựng đời sống
văn hoá mới khu dân cư, góp phần đẩy lùi và bài trừ tệ nạn xã hội. Do đó cần xác
định đúng vai trò của nhà trường trong đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội.
+ Kết hợp chặt chẽ giữa việc xử lí nghiêm khắc với việc cảm hóa, giáo dục,
cải tạo đối với những đối tượng hoạt động tệ nạn xã hội
Xử lí nghiêm minh những đối tượng hoạt động tệ nạn xã hội chuyên nghiệp
những đối tượng chủ chứa, tổ chức môi giới, cầm đầu trong các đường dây, ổ
nhóm hoạt động tệ nạn xã hội, cần tích cực, kiên trì cũng như quan tâm tạo các
điều kiện thuận lợi về vật chất và tinh thần để động viên, giáo dục, cảm hoá đối
tượng là nạn nhân của tệ nạn xã hội để họ rèn luyện để cho họ trở thành những
công dân có ích cho xã hội.
- Các quy định của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội
Trong quá trình đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội, nhà nước ta luôn chú
trọng đến việc nâng cao vai trò, hiệu quả của pháp luật và đã ban nhiều văn bản
pháp luật để điều chỉnh công tác này, như : Tội hành nghề mê tín dị đoan, tội chứa
mại dâm, tội mua dâm người chưa thành niên, tội đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc
gá bạc, các tội về ma túy ...
c) Các loại tệ nạn xã hội phổ biến và phương pháp phòng chống
- Tệ nạn nghiện ma túy
Là một loại tệ nạn xã hội mà nạn nhân có thói quen sử dụng chất ma túy
dẫn đến tình trạng lệ thuộc vào ma túy khó có thể bỏ được. Nghiện ma túy gây
hậu quả tác hại lớn cho bản thân người nghiện và cho xã hội.
Hình thức sử dụng ma túy chủ yếu là hút hít, tiêm chích thuốc phiện,
heroine. Hiện nay, hình thức sử dụng ma túy tổng hợp, thuốc lắc đang có xu
hướng phát triển mạnh trong thanh niên và sinh viên.
Nguyên nhân của tình trạng nghiện ma túy rất đa dạng : Do hậu quả của lối
sống đua đòi, lười lao động, ăn chơi với nhu cầu khoái cảm cao chọn ma túy để
mua vui, do gia đình có hoàn cảnh đặc biệt, bị lôi kéo, bị rủ rê hoặc bị khống chế,
103
...Quản lí học sinh ngoại trú có nhiều bất cập, một số sinh viên nghiện ma túy
nhưng không được phát hiện, giúp đỡ kịp thời nên càng lún sâu vào con đường
nghiện ngập.
Nội dung, yêu cầu phòng chống tệ nạn ma túy :
Phải từng bước kiềm chế, ngăn chặn không để tệ nạn ma túy lây lan phát
triển, đặc biệt trong các trường học. Không để có thêm học sinh mắc nghiện ma
túy trong các trường học. Phát hiện, xoá bỏ nguyên nhân, điều kiện hình thành tệ
nạn ma túy. Có các hình thức xử lí nghiêm minh các đối tượng có liên quan đến
ma túy, các đối tượng có tính chất chuyên nghiệp.
- Tệ nạn mại dâm
Mại dâm là một loại tệ nạn xã hội bao gồm những hành vi nhằm thực hiện
các dịch vụ quan hệ tình dục có tính chất mua bán trên cơ sở một giá trị vật chất
nhất định ngoài phạm vi hôn nhân.
Tệ nạn mại dâm bao gồm các hành vi : Bán dâm, mua dâm, chứa mại dâm,
tổ chức hoạt động mại dâm, cưỡng bức bán dâm, môi giới mại dâm, bảo kê mại
dâm và các hành vi liên quan đến hoạt động tệ nạn mại dâm. Căn cứ vào tính chất
của các hành vi, đối tượng tham gia tệ nạn mại dâm bao gồm các loại đối tượng
chủ yếu : Người bán dâm, người mua dâm, người chứa mại dâm, người môi giới
mại dâm.
Trong những năm qua tình hình mại dâm có nhiều diễn biến phức tạp, có
xu hướng tăng lên cả về số vụ và tính chất mức độ nghiêm trọng, thủ đoạn hoạt
động ngày càng tinh vi, xảo quyệt, có nhiều thủ đoạn đối phó lại sự phát hiện của
quần chúng nhân dân và hoạt động điều tra của cơ quan công an. Đối tượng tham
gia tệ nạn mại dâm thuộc nhiều thành phần xã hội khác nhau, ở nhiều độ tuổi khác
nhau và có các quốc tịch khác nhau.
+ Đặc điểm đối tượng chủ chứa mại dâm : Chủ yếu là nữ, số đối tượng là
nam giới chiếm tỉ lệ nhỏ hơn và tập trung ở độ tuổi 30 trở lên. Đa số chủ chứa mại
dâm là người có quốc tịch Việt Nam, một số có quốc tịch nước ngoài. Các đối
tượng chủ chứa mại dâm có tiền án, tiền sự chiếm khoảng trên 20%.
+ Đặc điểm đối tượng môi giới mại dâm : Đa số đối tượng môi giới mại
dâm là nam giới và có độ tuổi từ 18 đến 30 chiếm tỉ lệ trên 50% ; phần lớn là các
nghề có điều kiện môi giới mại dâm như : xe ôm, xích lô, bảo vệ, ... các đối tượng
môi giới mại dâm có tiền án, tiền sự chiếm tỉ lệ khoảng gần 20% ; phần lớn các
đối tượng có trình độ văn hoá thấp.
104
+ Đặc điểm của đối tượng bán dâm : Hầu hết bán dâm là nữ, số đối tượng
bán dâm, là nam giới chiếm tỉ lệ không đáng kể và có độ tuổi từ chủ yếu là từ 18
đến 30. Điều đáng quan tâm hiện nay là tinh trạng trẻ hoá đội ngũ gái bán dâm
đang ngày càng gia tăng. Đa số đối tượng bán dâm không có nghề hoặc nghề tự
do chiếm tỉ lệ cao, trình độ văn hoá thấp kém, một số ít là sinh viên, ... Đa số gái
mại dâm có điều kiện kinh tế khó khăn chiếm trên 50%, chưa có chồng chiếm tỉ lệ
cao, sống li thân hoặc li hôn chiếm tỉ lệ trên 30%, số có chồng làm gái mại dâm
chiếm tỉ lệ nhỏ.
+ Đặc điểm đối tượng mua dâm : Phần lớn các đối tượng mua dâm là nam
giới (tỉ lệ nữ không đáng kể) ; độ tuổi 30 trở lên chiếm tỉ lệ cao, khách mua dâm
là người nước ngoài có xu hướng gia tăng. Các đối tượng mua dâm có nhiều
thành phần nghề nghiệp khác nhau song tập trung ở nghể buôn bán dịch vụ, tiểu
thương và công chức nhà nước.
+ Đặc điểm về phương thức, thủ đoạn hoạt động : Các đối tượng tổ chức
hoạt động mại dâm ngày càng có nhiều thủ đoạn hoạt động tinh vi xảo quyệt và
có sự liên kết chặt chẽ giữa các nhà hàng, khách sạn vũ trường và nhà nghỉ, ...
Hình thành các ổ nhóm, đường dây hoạt động, có sự ăn chia về “quyền lợi”. Hoạt
động núp dưới các danh nghĩa nhà hàng, khách sạn, các dịch vụ xã hội như
massage, karaoke, giải khát, ...
Các hoạt động tệ nạn mại dâm theo phương thức gái gọi và thông qua gái
mại dâm là một phương thức phổ biến trong giai đoạn hiện nay. Hoạt động này có
mối quan hệ chặt chẽ với các đối tượng buôn bán phụ nữ trẻ em vì mục đích mại
dâm ; có sự liên kết với các đối tượng tội phạm là người nước ngoài.
+ Đặc điểm địa bàn hoạt động : Địa bàn hoạt động của tệ nạn mại dâm có
ở khắp mọi nơi song chủ yếu của tệ nạn mại dâm là thành phố, thị xã, các khu
công nghiệp, du lịch, nghỉ mát, những nơi có người nước ngoài cư trú, ...
+ Về hậu quả tác hại : Tệ nạn mại dâm làm xói mòn đạo đức dân tộc, là
một trong những nguyên nhân dẫn đến căn bệnh thế kỉ HIV.
+ Nội dung, yêu cầu phòng chống tệ nạn mại dâm : Kịp thời phát hiện và
ngăn chặn không để tệ nạn mại dâm ra khỏi đời sống xã hội ; phát hiện, điều tra
xử lí theo quy định của pháp luật.
- Tệ nạn cờ bạc : Tệ nạn cờ bạc là một loại tệ nạn xã hội bao gồm các hành
vi lợi dụng các hình thức vui chơi giải trí để cá cược, sát phạt nhau bằng tiền hoặc
vật chất.
+ Tệ nạn cờ bao gồm các hành vi :
105
. Đánh bạc : Là hành vi dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác để sất phạt
được thua thông qua các trò chơi.
. Tổ chức đánh bạc: Là hành vi rủ rê, lôi kéo, tập hợp người khác cùng đánh
bạc, người tổ chức cũng có thể cùng tham gia đánh bạc.
. Gá bạc: Là hành vi dùng nhà ở của mình hoặc địa điểm khác để chứa các
đám bạc từ đó trục lợi cho mình qua những người đánh bạc.
+ Đối tượng tham gia tệ nạn cờ bạc bao gồm: Đối tượng tham gia đánh bạc,
đối tượng gá bạc và đối tượng đánh bạc.
+ Đặc điểm của tệ nạn cờ bạc: Tệ nạn cờ bạc được biểu hiện dưới nhiều
hình thức khác nhau: Tổ tôm, chắn cạ, xóc đĩa, tam cúc, xì tố, xập xám, tú lơ khơ,
tá lả... và các hình thức cá cược khác. Tệ nạn cờ bạc có nhiều người mắc phải và
có tính lây lan phát triển nhanh, rất đa dạng bao gồm nhiều thành phần có nghề
nghiệp, độ tuổi, trình độ văn hoá khác nhau ( cán bộ công chức nhà nươc, học
sinh, đối tương không nghề, nghề nghiệp không ổn định, lưu manh...).
. Các đối tượng đánh bạc, tổ chức đánh bạc, chứa bạc có nhiều thủ đoạn
hoạt động tinh vi xảo quyệt để đối phó lại sự phát hiện của quần chúng nhân dân
và hoạt động điều tra của cơ quan công an. Chúng hình thành các ổ nhóm, đường
dây để hoạt động, thường xuyên thay đổi địa bàn, nhiều tổ chức đường dây hoạt
động liên địa bàn, xuyên quốc gia.
. Tệ nạn cờ bạc có quan hệ chặt chẽ với tội phạm hình sự và các hiện tượng
tiêu cực khác nhau như mại dâm, ma tuý ; gây ra hậu quả tác hại lớn cho đời sống
xã hội và gây khó khăn cho công tác giữ gìn trật tự xã hội.
+ Nội dung, yêu cầu phòng chống tệ nạn cờ bạc : Kịp thời phát hiện không
để tệ nạn cờ bạc lây lan phát triển gây hậu quả tác hại, đặc biệt trong học sinh và
nhà trường. Tiến hành đồng bộ các biện pháp để đấu tranh xoá bỏ nguyên nhân,
điều kiện tệ nạn cờ bạc. Phối hợp chặt chẽ giưã chính quyền địa phương, các cơ
quan để đấu tranh triệt phá các ổ nhóm, đương dây tổ chức hoạt động ; xử lí
nghiêm minh các đối tượng hoạt động cờ bạc.
- Tệ nạn mê tín di đoan : Mê tín dị đoan là tệ nạn xã hội bao gồm các hành
vi biểu hiện thái quá lòng tin mù quáng vào những điều huyền bí không có thật, từ
đó có những suy đoán khác thường, dẫn đến cách ứng xử mang tính chất cuồng
tín, hành động trái với những chuẩn mực của xã hội, gây hậu quả xấu đến sức
khỏe, đời sống vật chất, tinh thần của người dân, đến an ninh trật tự.
+ Đặc điểm của mê tín dị đoan :
106
. Là một biểu hiện của các hủ tục lạc hậu, tàn dư xã hội cũ còn sót lại trong
xã hội hiện nay ; nó kích thích và phù hợp với tâm lí của một bộ phận người trong
xã hội có trình độ nhận thức thấp kém.
. Tệ nạn mê tín dị đoan được biểu hiện dưới nhiều hình thức đa dạng và có
xu hướng lây lan phát nhanh nhất là ở những vùng sâu, nhận thức của quần chúng
còn lạc hậu. Đối tượng tham gia tệ nạn xã hội mê tín dị đoan phần lớn là những
phụ nữ, những người có trình độ nhận thức thấp kém, hoàn cảnh gia đình gặp
nhiều trắc trở, cuộc sống éo le, ... Ngoài ra còn có một số cán bộ công nhân viên
chức, một số có học thức cao và một bộ phận nhỏ học sinh cũng mắc phải tệ nạn
này.
. Đối tượng reo rắc mê tín dị doan : Lợi dụng lòng tin, lợi dụng thần thánh
trời phật, may rủi có hành vi cầu cúng, đồng bóng, bói toán nhằm buôn bán thần
thánh để kiếm lời hoặc tuyên truyền, reo rắc mê tín dị đoan gây ảnh hưởng xấu
đến trật tự an toàn xã hội.
. Địa bàn xảy ra có ở khắp mọi nơi song chủ yếu tập trung ở những nơi
công tác quản lí xã hội, quản lí văn hoá còn bộc lộ nhiều yếu kém, trình độ nhận
thức của quần chúng còn lạc hậu.
. Tệ nạn mê tín dị đoan hiện đang được các đối tượng phản động và các thế
lực phản cách mạng triệt để lợi dụng để chống phá cách mạng Việt Nam, nhất là ở
vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc ít người trình độ nhận thức còn lạc hậu, thấp
kém.
. Tệ nạn mê tín dị đoan gây nên những hậu quả xấu cho xã hội như làm tan
vỡ hạnh phúc nhiều gia đình, ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe con người, gây
thiệt hại đến tài sản của quần chúng, ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự.
+ Nội dung, yêu cầu phòng chống tệ nạn mê tín dị đoan : Nâng cao trình
độ nhận thức cho toàn dân và học sinh để họ tự giác đấu tranh với tệ nạn mê tín dị
đoan ; phân biệt được những hành vi mê tín dị đoan với các hoạt động tín ngưỡng,
tôn giáo trong quần chúng nhân dân, với những hoạt động lễ hội truyền thống văn
hóa dân tộc. Kịp thời phát hiện các hình thức hoạt động mê tín dị đoan để có biện
pháp ngăn chặn.
d) Trách nhiệm của nhà trường và học sinh trong phòng chống tệ nạn
xã hội
- Đối với nhà trường :
Thực hiện đầy đủ chương trình giáo dục trong nhà trường về phòng chống
tệ nạn xã hội ; tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức pháp luật cho học sinh
107
trong phòng chống các tệ nạn nghiện ma túy, mại dâm, cờ bạc ; phân định rõ mê
tín dị đoan với các hoạt động tôn giáo, tự do tín ngưỡng của quần chúng nhân dân,
giáo dục lối sống lành mạnh, đấu tranh chống lối sống buông thả, lối sống trụy
lạc, sống gấp.
Xác định rõ hậu quả từng loại tệ nạn xã hội, nguyên nhân và con đường lây
lan ; phối hợp với các cơ quan chức năng, lãnh đạo chỉ đạo các tổ chức đoàn, hội
phụ nữ, ... Trong đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội ; phối kết hợp với lực
lượng công an cơ sở, chính quyền địa phương và gia đình quản lí chặt chẽ sinh
viên ngoại trú để chủ động phát hiện các hành vi hoạt động ma túy, mại dâm, cờ
bạc, đồng bóng bói toán, ... có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Giúp sinh viên hiểu rõ các âm mưu của các thế lực phản động trong việc lợi
dụng tự do tín ngưỡng để chống phá cách mạng Việt nam. Phát hiện các trường
hợp rủ rê lôi kéo sinh viên tham gia vào các tà đạo, các hoạt động tệ nạn xã hội.
Tổ chức cho sinh viên các lớp kí cam kết không tham gia cac hoạt động tệ
nạn xã hội ; xây dựng các nội qui, qui chế quản lí kí túc xá, xây dựng các tổ tự
quản trong học tập, rèn luyện, vui chơi. Tổ chức các hoạt động thi tìm hiểu luật,
pháp lệnh, các văn bản của đảng, nhà nước về phòng chống tệ nạn xã hội, đặc biệt
tệ nạn ma túy, mại dâm, đang có dấu hiệu tăng nhanh trong giới trẻ, tổ chức các
hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao để thu hút sinh viên tham gia.
- Đối với sinh viên :
+ Nhận thức rõ hậu quả của tệ nạn xã hội, con đường dẫn đến tội phạm ;
không tham gia các tệ nạn xã hội giới bất kì hình thức nào ; không bị lôi kéo cám
dỗ bởi những khoái cảm, những lối sống trụy lạc, coi trọng đồng tiền, chà đạp lên
đạo đức, pháp luật bán rẻ sự nghiệp của bản thân.
+ Có trách nhiệm phát hiện các hành vi hạot động tệ nạn xã hội, con đường
dẫn đến tệ nạn, đường dây hoạt động ma túy, mại dâm, cở bạc, ... Báo cáo kịp thời
cho lực lượng hoặc công an cơ sở.
+ Không có các hành vi mê tín dị đoan hoặc tham gia vào các hủ tục lạc hậu
khác. Bằng các kiến thức đã được học phân biệt được các trường hợp tự do, tín
ngưỡng, các trường hợp tham quan di tích văn hóa với việc lợi dụng để hoạt động
mê tín dị đoan. Cảnh giác trước các hành vi của các đối tượng “buôn thần bán
thánh” và âm mưu chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực phản động ;
phát hiện các hình thức biểu hiện mới của tệ nạn mê tín, của các loại tà đạo, nảy
sinh ttrong lớp, trong trường báo cáo với nhà trường, chính quyền địa phương để
có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
108
+ Chủ động phát hiện các trường hợp học sinh trong lớp có các dấu hiệu
khác thường, những hoàn cảnh éo le, gặp trắc trở trong học tập, trong tình yêu để
có biện pháp động viên, giúp đỡ họ không để họ bị sa ngã, vào các tệ nạn xã hội,
tim vào cầu cúng, bói toán ; đam mê, khoái cảm, ...Gặp gỡ, động viên những học
sinh lầm lỗi, cảm hóa giáo dục họ tiện bộ trở thành người có ích.
+ Kí cam kết không tham gia vào các tệ nạn xã hội như ma túy, mại
dâm,...Có thái độ học tập nghiêm túc, có lối sống lành mạnh, tích cực tham gia
các tổ tự quản, thanh niên xung kích tuần tra kiểm soát, bảo vệ kí túc xã, bảo vệ
nhà trường.
Về Đầu Trang Go down
https://cth6.forumvi.com
 
Học Phần 2
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
$%^$%$Chào Mừng Bạn Đến Với Diễn Đàn Lớp CTH6^$%^$%^ :: Tài liệu QP OK-
Chuyển đến